Bối cảnh lịch sử Chiến_tranh_Triều_Tiên

Sự chiếm đóng của Nhật Bản

Sau khi đánh bại quân Thanh trong Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), lực lượng Nhật Bản lưu lại và chiếm đóng những phần đất quan trọng chiến lược của Triều Tiên. Mười năm sau đó, người Nhật đánh bại hải quân Đế quốc Nga trong Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc.[28] Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, mở rộng tầm kiểm soát của họ lên các cấp chính quyền địa phương bằng vũ lực, và cuối cùng sát nhập Triều Tiên vào Nhật Bản trong tháng 8 năm 1910.[29]

Tại Hội nghị Yalta vào tháng 2 năm 1945, lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin kêu gọi lập "các vùng đệm" tại châu Áchâu Âu.[30] Stalin tin rằng Liên Xô phải có tiếng nói quyết định tại Trung Quốc và để đổi lại Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản "hai hoặc ba tuần sau khi Đức đầu hàng."[30] Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản và vào ngày 8 tháng 8 bắt đầu tấn công phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Như đã thỏa thuận với Mỹ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38 độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo đầu tháng 9 năm 1945. Nhiều người Triều Tiên đã tổ chức chính trị trước khi quân đội Hoa Kỳ đến.[31]

Phân chia Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Ngày 10 tháng 8 năm 1945, khi mà sự đầu hàng của Nhật Bản trông thấy rõ, chính phủ Hoa Kỳ không biết chắc là người Nga có tôn trọng vào lời đề nghị đã được mình dàn xếp trước đó hay không. Một tháng trước đó, hai vị đại tá là Dean Rusk và Bonesteel đã vẽ đường phân giới tại vĩ tuyến 38 độ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, sử dụng một bản đồ của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ để tham khảo.[32][33][34] Rusk, sau này là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ có nói rằng quân đội Hoa Kỳ lúc đó phải đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng có sẵn tại chỗ cũng như gặp phải các yếu tố bất lợi về thời gian và quãng cách khiến quân đội khó mà có thể tiến về phía bắc nhanh chóng trước khi quân đội Liên Xô tiến vào khu vực"[30].

Liên Xô đồng ý lấy vĩ tuyến 38 làm đường phân giới tạm thời giữa hai vùng chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên, một phần là vì họ muốn có vị thế tốt hơn để thương thuyết với Đồng Minh về Đông Âu. Thỏa thuận đạt được giao cho Liên Xô giải giới quân Nhật ở phần phía bắc của Triều Tiên và Hoa Kỳ ở phần phía nam.[cần dẫn nguồn]

Vào ngày 8 tháng 9 năm 1945, trung tướng John R. Hodge của Hoa Kỳ đến Incheon để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản ở phía nam vĩ tuyến 38. Được bổ nhiệm làm thống đốc quân đội, Tướng Hodge đã trực tiếp kiểm soát miền nam Triều Tiên với tư cách là người đứng đầu Chính phủ Quân đội Hoa Kỳ tại Triều Tiên (USAMGIK 1945-48).[35] Ông đã cố gắng thiết lập sự kiểm soát bằng cách khôi phục lại sự cai trị của Nhật Bản đối với khu vực này, nhưng trước những cuộc biểu tình của người dân Triều Tiên, ông đã nhanh chóng đảo ngược quyết định.[36] USAMGIK từ chối công nhận chính phủ lâm thời của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên ở miền Bắc (PRK) do tư tưởng chống cộng của họ.

Tháng 12 năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô thỏa thuận quản lý Triều Tiên dưới một Ủy ban Hỗn hợp Hoa Kỳ-Liên Xô. Thỏa thuận cũng nói rằng Triều Tiên sẽ được độc lập sau bốn năm quốc tế giám sát. Tuy nhiên, cả Hoa KỳLiên Xô đã cho phép phần họ quản lý có một chính phủ do người Triều Tiên lãnh đạo trong khi đó các chính phủ của hai phần Triều Tiên lại ưa chuộng theo ý thức hệ của lực lượng chiếm đóng mình. Các sự dàn xếp này bị đa số người dân Triều Tiên bác bỏ và biến thành các cuộc bạo động dữ dội ở cả miền bắc và miền nam.[cần dẫn nguồn].

Tại Nam Triều Tiên, một nhóm cánh tả chống ủy trị được biết với tên gọi Hội đồng Đại diện Dân chủ (Representative Democratic Council) ra đời với sự tiếp sức của lực lượng Hoa Kỳ mặc dù có một nghịch lý là nhóm này lại chống các thỏa ước do chính Hoa Kỳ bảo trợ. Vì người Triều Tiên đã chịu nhiều đau khổ dưới ách thực dân của Nhật Bản trong suốt 35 năm nên đa số người dân Triều Tiên chống đối một thời kỳ kế tiếp dưới sự cai trị của ngoại quốc.

Với thất bại của Ủy ban hỗn hợp trong việc dàn xếp, Mỹ đã đưa vấn đề Triều Tiên trình lên Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 1947. Liên Xô lại phản đối mọi sự can thiệp của Liên Hợp Quốc vào nội bộ Triều Tiên. Vào thời điểm đó, Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn hơn Liên Xô trong Liên Hợp Quốc.[37]. Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết vào ngày 14 tháng 11 năm 1947, tuyên bố rằng một cuộc bầu cử tự do trên toàn bán đảo Triều Tiên nên được tổ chức, quân đội nước ngoài phải rút lui, và thành lập một Uỷ ban của LHQ về Triều Tiên gọi là UNTCOK. Liên Xô và chính quyền cộng sản ở phía Bắc đã tẩy chay bầu cử và không coi nghị quyết của LHQ mang tính chất ràng buộc, họ cho rằng LHQ không thể bảo đảm bầu cử công bằng. Không có sự hợp tác từ phía Liên Xô, người ta quyết định tổ chức cuộc bầu cử dưới sự giám sát của LHQ ở miền nam (mặc dù bầu cử ban đầu dự kiến sẽ được tổ chức trên toàn bán đảo) [38][39][40][41]. Một số đại biểu UNTCOK cho rằng bầu cử chỉ tổ chức ở miền Nam đã tạo ra lợi thế không công bằng cho các ứng cử viên cánh hữu, nhưng ý kiến của họ đã bị bác bỏ. Không ngoài mong muốn của Mỹ, chính phủ đắc cử được lãnh đạo bởi Lý Thừa Vãn, một người Triều Tiên sống lưu vong tại Mỹ và có tư tưởng chống cộng rất mạnh. Ông là một người Triều Tiên bị Nhật Bản cầm tù từ khi còn là một thanh niên và rồi trốn thoát sang Hoa Kỳ nơi ông lấy được các cấp bằng đại học và sau đại học tại Đại học Georgetown, Đại học HarvardĐại học Princeton. Hoa Kỳ ủng hộ Lý Thừa Vãn bởi ông là một tín đồ Thiên Chúa giáo rất ngoan đạo và chống Cộng rất mạnh[42]

Khi đó ở 2 miền Triều Tiên, quần chúng đã tự hình thành các "ủy ban nhân dân" nhằm chuẩn bị tiếp quản nước Triều Tiên sau khi được giải phóng. Nhân dân Triều Tiên đều rất khát khao độc lập. Ở miền Bắc, các "ủy ban nhân dân" nói trên có thái độ thân thiện với lực lượng quân quản Liên Xô. [cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, tình hình ở miền Nam thì lại khác. Chế độ quân quản của Mỹ nhận thấy các yếu tố cánh tả (ủng hộ Liên Xô) trong các "ủy ban nhân dân" do quần chúng lập nên, và đã ra sắc lệnh giải tán các tổ chức này. Thay vào đó, Mỹ đã chủ động ủng hộ một chính phủ lâm thời do Lý Thừa Vãn đứng đầu. Lý Thừa Vãn gây áp lực cho chính phủ Mỹ từ bỏ chế độ quân quản và thành lập một nước Cộng hòa Hàn Quốc độc lập ở phía Nam [43] Vào ngày 19 tháng 7 năm 1947, Lyuh Woon-hyung, nhà chính trị gia cấp cao cuối cùng cam kết đối thoại, chết trong một vụ ám sát do Lý Thừa Vãn hậu thuẫn.[44]. Chính quyền Lý Thừa Vãn tiến hành một số chiến dịch quân sự chống lại các phần tử nổi dậy phe cánh tả. Chỉ trong vài năm, từ 30.000 đến 100.000 người đã bị giết hại bởi các chiến dịch này.[45]. Các chính trị gia miền Nam Kim KooKim Kyu-sik cũng tẩy chay cuộc bầu cử, ngoài ra còn có một số đảng phái và chính trị gia khác. Kim Koo về sau bị ám sát bởi các thành phần cánh hữu ủng hộ Lý Thừa Vãn. Như vậy, chính quyền Lý Thừa Vãn đã loại bỏ hoàn toàn phe đối lập. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1948, nhà nước Đại Hàn Dân Quốc chính thức được thành lập ở miền nam, với Lý Thừa Vãn làm tổng thống đầu tiên.

Trước diễn biến trên, miền Bắc Triều Tiên đã đáp lại bằng 1 cuộc bầu cử quốc hội, và vào tháng 9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuyên bố thành lập, đứng đầu bởi lãnh tụ Kim Nhật Thành, một cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống Nhật suốt 20 năm (CHDCND Triều Tiên tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội của nước này không chỉ diễn ra công khai ở miền Bắc mà còn được tiến hành bí mật ở cả miền Nam). Về phần Liên Xô, họ chấp thuận và gia tăng nỗ lực giúp Kim Nhật Thành ở miền bắc. Nhờ uy tín khi từng là một chiến binh kháng chiến chống Nhật, cùng với tài năng chính trị, mối liên hệ với Liên Xô nên Kim Nhật Thành vươn lên thành lãnh đạo của chính quyền mới và dẹp bỏ bất cứ chống đối nào đến sự lãnh đạo của ông.[46] Kim Nhật Thành khao khát giành độc lập và thống nhất cho Triều Tiên, vốn đã bị Nhật bản chiếm đóng gần 50 năm qua.[cần dẫn nguồn]. Trước đó vào tháng 3 năm 1946, Kim Nhật Thành đã tiến hành một chương trình cải cách ruộng đất rộng lớn trên toàn miền Bắc. Đất đai thuộc sở hữu của những địa chủ Nhật Bản và cộng sự đã bị tịch thu và chia cho nông dân nghèo [47]. Cải cách ruộng đất của Bắc Triều Tiên đã được tiến hành một cách ít bạo lực hơn ở Trung QuốcViệt Nam. Những người nông dân phản ứng tích cực; nhiều chủ sở hữu đất cũ đã trốn chạy về phía nam, nơi một số người trong số họ có được vị trí trong chính phủ Hàn Quốc về sau. Ước tính 400.000 người Bắc Triều Tiên đã bỏ chạy xuống phía nam thời kì này.[48]

Năm 1949, cả hai lực lượng của Liên Xô và Hoa Kỳ rút khỏi Triều Tiên.

Khởi nghĩa Jeju

Bài chi tiết: Khởi nghĩa Jeju

Khởi nghĩa Jeju (Hangul: 제주 4·3 사건, chữ Hán: 濟州四三事件, nghĩa là 'sự kiện 3 tháng 4 tại Jeju') là một cuộc khởi nghĩa trên đảo Jeju tại Nam Triều Tiên/Hàn Quốc kéo dài từ ngày 3 tháng 4 năm 1948 đến tháng 5 năm 1949.[49][50]:139, 193 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khởi nghĩa là cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 10 tháng 5 năm 1948 theo kế hoạch của Ủy ban Lâm thời Liên Hiệp Quốc tại Triều Tiên (UNTCOK) nhằm hình thành một chính phủ mới cho toàn thể Triều Tiên. Tuy nhiên, bầu cử chỉ được lên kế hoạch tổ chức tại miền nam của Triều Tiên đang nằm dưới quyền kiểm soát của UNTCOK, trong khi không được tổ chức ở miền Bắc vì Liên Xô và chính quyền miền Bắc tẩy chay cuộc bầu cử. Trước cuộc bầu cử riêng rẽ ở phía Nam, các chiến binh du kích của Đảng Lao động Nam Triều Tiên (SKLP - một đảng anh em với Đảng Lao động Triều Tiên ở miền Bắc) đã phản ứng kịch liệt, tấn công cảnh sát địa phương trên đảo Jeju.[49][50]:166–167

Người chỉ huy lực lượng cảnh sát trên đảo là Trung tướng Kim Ik-ryeo nỗ lực nhằm kết thúc khởi nghĩa trong hòa bình bằng cách đàm phán với quân nổi dậy. Ông họp vài lần với thủ lĩnh Kim Dal-sam của SKLP song hai bên đều không nhất trí về các điều khoản. Chính phủ muốn quân nổi dậy đầu hàng hoàn toàn, còn quân nổi dậy cầu cảnh sát địa phương giải trừ quân bị, miễn nhiệm toàn bộ quan chức trên đảo, cấm chỉ các tổ chức thanh niên bán quân sự trên đảo và tái thống nhất đất nước Triều Tiên.[49][50]:174

Giao tranh tiếp tục sau khi đàm phán thất bại, Chính phủ Nam Triều Tiên đáp trả hoạt động du kích bằng cách triển khai các đại đội cảnh sát, mỗi đại đội có 1.700 người, từ các tỉnh miền nam đến Jeju.[50]:168 Ngày 17 tháng 11 năm 1948, Lý Thừa Vãn tuyên bố thiết quân luật nhằm tiêu diệt cuộc khởi nghĩa. Trong giai đoạn này, Quân đội Nam Triều Tiên tham gia các hành động tàn bạo, một báo cáo mô tả sự kiện vào ngày 14 tháng 12 năm 1948 khi Quân đội Nam Triều Tiên tấn công làng, bắt giữ nhiều nam nữ thanh thiếu niên, hiếp dâm tập thể các nữ thanh thiếu niên trong hai tuần lễ và hành quyết họ cùng các nam thanh niên.[51]

Hài cốt những người bị quân Hàn Quốc tàn sát tại động Daranshi tại Jeju

Ngày 1 tháng 1 năm 1949, du kích khởi nghĩa phát động cuộc tấn công cuối cùng chống quân đội Nam Triều Tiên nhưng thất bại.[50]:184–185 Quân đội Nam Triều Tiên truy kích các du kích quân và tiếp tục thực hiện các hành động tàn bạo, như tàn sát dân làng.[50]:186:58[52]:36 Chính phủ Nam Triều Tiên lúc này kiên quyết tiêu diệt tàn quân du kích, họ phát động một chiến dịch tiệt trừ trong tháng 3 năm 1949. Trong chiến dịch, 2.345 du kích quân và 1.668 thường dân bị giết.[50]:189

Hành động đàn áp tàn bạo của cảnh sát và quân đội Nam Triều Tiên dưới quyền kiểm soát của chính phủ Hoa Kỳ do James A. Casteel lãnh đạo, người chỉ huy lực lượng an ninh Jeju[53] Truyền thông Hoa Kỳ đưa ra tài liệu và công khai vụ tàn sát song quân đội Hoa Kỳ làm ngơ[54] Quân đội Hoa Kỳ sau đó gọi việc phá hủy hoàn toàn làng Jungsangan - tai họa lớn nhất trong sự kiện - là một "chiến dịch thành công".[55]

Nhìn chung, quân đội Nam Triều Tiên đã đàn áp vụ khởi nghĩa một cách đặc biệt tàn nhẫn.[49][50]:171[52]:13–14 Kết quả là khoảng 30.000 người thiệt mạng do khởi nghĩa, chiếm khoảng 10% dân số của đảo.[50]:195[52]:12 Khoảng 40.000 người khác phải sang Nhật Bản lánh nạn.[49][51]

Cuộc tàn sát do quân đội Nam Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đã gây căm phẫn sâu sắc cho Kim Nhật Thành và các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đẩy sự đối kháng chính trị giữa chính phủ hai miền Triều Tiên lên cao chưa từng có. Kim Nhật Thành tố cáo chính phủ Nam Triều Tiên là tay sai của Mỹ, ông tuyên bố quyết tâm thống nhất đất nước Triều Tiên dù phải bằng vũ lực.[cần dẫn nguồn]

Khơi mào chiến tranh

Lý Thừa VãnKim Nhật Thành đều mong muốn thống nhất bán đảo và đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới suốt năm 1949 và đầu năm 1950.[56] Mặc dù Kim Nhật Thành và những đồng sự thân tín tin vào việc thống nhất đất nước bằng vũ lực, Stalin thì do dự không muốn bị lôi cuốn vào cuộc chiến mà có thể kích động gây ra một cuộc chiến với Mỹ.[57]

Ngày 12 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Dean Acheson đã nói rằng chu vi phòng thủ Thái Bình Dương được hình thành gồm có Quần đảo Aleutian, Nhật Bản, và Philippines, điều đó ám chỉ rằng Mỹ có thể không chiến đấu vì Triều Tiên. Acheson nói sự phòng thủ Triều Tiên sẽ là trách nhiệm của Liên hiệp quốc.[58]

Vào giữa năm 1949, Kim Nhật Thành gây áp lực với Stalin rằng thời cơ đã đến để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Kim Nhật Thành cần sự giúp đỡ của Liên Xô để tiến hành thành công một cuộc tấn công ngang qua bán đảo nhiều đồi núi và địa hình khó khăn. Tuy nhiên, I. V. Stalin giữ quan điểm cho rằng công việc nội bộ của Triều Tiên phải do chính người Triều Tiên giải quyết, các thế lực bên ngoài không nên can thiệp.[cần dẫn nguồn]

Phía nam Triều Tiên do Mỹ chiếm đóng đoạt lại quyền lực từ những "Ủy ban Nhân dân" được điều hành theo từng địa phương và đã thiết lập lại nhiều địa chủ và cảnh sát cũ, những người đã từng phục vụ Nhật Bản khi Triều Tiên còn dưới sự đô hộ của Nhật Bản. Những động thái này gặp phải sự chống đối nặng nề và sự phản kháng công khai ở một số phần của Nam Triều Tiên như các đảo ở phía Nam[59].

Sau một số vụ đụng độ ở biên giới (được cho là xuất phát từ lệnh của Mỹ), dường như cuộc chiến là không thể tránh khỏi. Những nhân chứng cho rằng việc đề xướng tái thống nhất đất nước của phía Bắc đã nhận được nhiều sự ủng hộ ở phía Nam[59]. Các tài liệu lưu trữ cho thấy[60][61][62] quyết định tấn công phía Nam là một quyết định của chính Kim Nhật Thành chứ không phải ý đồ từ Liên Xô.[63]

Do có một số lượng lớn số xe tăng của Liên Xô tuy đã lỗi thời nhưng vẫn là loại tối tân ở Triều Tiên cộng với các vũ khí nặng khác, Bắc Triều Tiên đã có thể leo thang các cuộc đụng độ ở biên giới và ngày càng chuyển sang công kích trong khi Nam Triều Tiên với hậu thuẫn giới hạn của Hoa Kỳ có ít sự chọn lựa hơn. Chính phủ Hoa Kỳ lúc đó tin rằng Khối Xã hội chủ nghĩa là một khối thống nhất, và những hành động của Bắc Triều Tiên là chủ trương của cái khối này như là một cái móng vuốt của Liên Xô. Vì thế, Hoa Kỳ xem đây như là một cuộc xung đột quốc tế hơn là một cuộc nội chiến.[cần dẫn nguồn]

Suốt một năm sau, Bắc Triều Tiên đã rèn luyện quân đội của họ thành một cỗ máy chiến tranh có tính tấn công khá ghê gớm, một phần dựa theo khuôn mẫu của một lực lượng cơ giới Liên Xô nhưng được tăng cường sức mạnh chính yếu bởi một làn sóng trở về của những người Triều Tiên đã phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc từ thập niên 1930.[64] Đầu năm 1950 thời gian quyết định tấn công càng gấp rút đối với cả Bình NhưỡngMoskva vì thời gian này các lực lượng an ninh của Lý Thừa Vãn đã quét sạch được gần như tất cả các du kích quân do Bình Nhưỡng gửi vào Nam Triều Tiên trong năm 1949. Khả năng thống nhất đất nước dường như tiêu tan, và chính thể của Lý Thừa Vãn đang giành được lợi thế. Kim Nhật Thành đã có một chọn lựa cuối cùng là tấn công quân sự quy ước để thống nhất Triều Tiên dưới sự kiểm soát của ông trước khi Nam Triều Tiên trở nên đủ mạnh để có thể tự vệ.[57]

Vào năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên được trang bị với những vũ khí Xô Viết tuy đã lỗi thời nhưng nó vẫn có lợi thế vượt trội hơn nhiều so với lực lượng Nam Triều Tiên về mọi mặt. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Stalin, qua điện báo, thông báo cho Kim Nhật Thành hay rằng ông sẵn lòng giúp Kim Nhật Thành trong kế hoạch thống nhất Triều Tiên. Trong những cuộc thảo luận theo sau đó với Kim Nhật Thành, Stalin đề nghị: ông muốn lãnh đạo cuộc chiến và nói rằng một năm tối thiểu 25 ngàn tấn hàng viện trợ có lẽ sẽ giúp ích cho Bắc Triều Tiên chiến thắng. Sau những lần viếng thăm Moskva của Kim Nhật Thành trong tháng ba và tháng 4 năm 1950, Stalin chấp thuận một cuộc tấn công.[42]

Mao Trạch Đông đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Bắc Triều Tiên xâm chiếm Hàn Quốc cho đến 6 tuần trước khi nổ ra cuộc tấn công và ông chỉ thay đổi chính sách sau khi có chỉ thị của Josef Stalin. Mao Trạch Đông đã bỏ qua lời khuyên của phần còn lại trong chính quyền phản đối cuộc chiến và trở thành người khởi xướng mạnh mẽ cho nó. Sự phản đối quyết liệt của Lâm Bưu, người đáng lẽ đã thống lĩnh các lực lượng Trung Quốc trong cuộc chiến khiến nhân vật này phải rời Trung Quốc sang Liên Xô một thời gian.[65][cần nguồn tốt hơn]

Ngày 19/1/1950, Kim Nhật Thành nói với đại sứ Liên Xô rằng ông ta có kế hoạch tấn công xuống phía Nam để thống nhất đất nước. Stalin gửi một bức điện thể hiện ủng hộ kế hoạch, nhưng không nói gì với Mao Trạch Đông và cũng đồng ý cung cấp trong năm 1950 vũ khí và trang thiết bị đã cam kết cho năm 1951, để Kim Nhật Thành có thể tăng thêm 3 sư đoàn, nâng quân đội Bắc Triều Tiên lên 10 sư đoàn. Kim Nhật Thành bảo đảm với Stalin rằng ông ta có thể chiếm xong Hàn Quốc trước khi người Mỹ có thời gian cũng như ý định can thiệp. Mục đích của Stalin là muốn kiểm soát bán đảo Triều Tiên và dùng các cảng không bao giờ bị đóng băng là Inchon và Pusan cho hải quân Liên Xô, thay thế cho việc mất cảng Đại Liên (Trung Quốc) mà quân đội Liên Xô đã kiểm soát trong tháng 8/1945.[cần dẫn nguồn]

Về mặt chính thức, Bắc Triều Tiên được cho là bên nổ súng trước và ngày 25/6/1950 được coi là ngày mở màn chiến tranh. Tuy nhiên các tài liệu gần đây cho thấy thực ra trước đó khoảng 1 năm, tình hình Triều Tiên vốn đã trở nên căng thẳng và Nam Triều Tiên đã mở nhiều cuộc đột kích nhỏ mang tính khiêu khích nhằm vào Bắc Triều Tiên. Ngay từ tháng 6/1949, hơn 250 biệt kích Nam Triều Tiên được cho là đã phát động một cuộc tấn công vào các làng ở Bắc Triều Tiên dọc theo bờ biển phía đông, với kết quả là đã có 200 biệt kích Nam Triều Tiên tử trận chỉ sau 2 tuần. Cuộc tấn công ngày 25/6/1950 của Bắc Triều Tiên chỉ là kết quả của một loạt xung đột đã xảy ra từ trước và thực ra đến nay vẫn chưa rõ ai là bên khai chiến trước[66]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Triều_Tiên http://www.awm.gov.au/atwar/korea.asp http://www.belgian-volunteercorps-korea.be/english... http://archives.cbc.ca/IDD-1-71-112/conflict_war/k... http://www.vac-acc.gc.ca/general/sub.cfm?source=hi... http://www.veterans.gc.ca/general/sub.cfm?source=h... http://society.people.com.cn/GB/86800/11980044.htm... http://www.china.org.cn/e-America/index.htm http://www.armada.mil.co/?idcategoria=86359 http://www.acepilots.com/korea_aces.html http://www.aiipowmia.com/koreacw/kwkia_menu.html